Mục tiêu số 1 của việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp là truyền đạt thông tin về một vấn đề khoa học đến các đồng nghiệp, và tường trình những phương pháp hay cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Một quyển báo cáo kết quả nghiên cứu đặt trên kệ trong thư viện là phương tiện để các nhà khoa học trẻ chuyển tải thông tin. Báo cáo được viết theo một cấu trúc đặc thù mà sinh viên phải tuân theo. Do đó, để thành công trong khoa học, nhà khoa học phải nắm được kĩ năng viết báo cáo.
Tựa đề bài báo
Tựa đề được viết trên trang đầu của một bài báo, ở vị trí trung tâm. Chúng ta muốn tựa đề khóa luận (KL) phải “bắt mắt” người đọc (sinh viên các khóa sau), cho nên cần phải đầu tư một chút hời gian vào việc chọn chữ và chiến lược chọn tên cho KL. Tựa đề không nên quá ngắn, nhưng cũng không nên quá dài, mà phải nói lên được nội dung chính của nghiên cứu. Nếu tựa đề không nói lên được nội dung KL, độc giả sẽ không chú ý đến công trình nghiên cứu, và chúng ta mất người đọc. Để có một tựa đề sáng tạo, tôi đề nghị các bạn nên tuân thủ hay ít ra là xem xét đến một số khía cạnh sau đây:
Không bao giờ sử dụng viết tắt. Nên nhớ rằng nhiều người ngoài lĩnh vực chuyên môn đọc KL của bạn, và viết tắt có thể làm cho họ khó chịu vì họ không quen hay không biết đến những chữ viết tắt chuyên ngành.
Không nên đặt tựa đề theo kiểu nghịch lí hay tựa đề mơ hồ. Tựa đề nghịch ló và mơ hồ rất nguy hiểm, vì nó biểu hiện nghiên cứu của bạn chẳng giải quyết được vấn đề gì, hay chẳng có câu trả lời gì, và do đó người đọc có thể nghĩ sẽ rất phí thì giờ để đọc KL.
Không nên đặt tựa đề dài. Tựa đề KL không nên dài hơn 20 từ. Tựa đề dài có thể làm cho người đọc mất chú ý.
Tựa đề KL nên có yếu tố mới. Yếu tố mới lúc nào cũng có hiệu quả thu hút sự chú ý của người đọc. Chẳng hạn như tựa đề “Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của một họ ruồi mới Syrphidae (Diptera)” chắc được nhiều người chú ý hơn là tựa đề “Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của một họ ruồi Syrphidae (Diptera)”
Không nên đặt tựa đề như là một phát biểu. Những tựa đề này làm cho người đọc … bực mình. Trong khoa học, không có một cái gì xác định và chắc chắn. Chúng ta không thể nào chứng minh một giả thuyết, tức là nói đến chân lí. Đây là một cách viết thể hiện sự thiếu hiểu biết khoa học của tác giả. Nhà khoa học là người đi tìm chân lí, chứ không phải đã tìm được chân lí.
Vì tựa đề KL được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu của thư viện, nên khi đặt tựa đề cần phải để ý đến những từ khóa (keywords). Phần lớn những cơ sở dữ liệu dùng tiêu đề và tựa đề làm thuật ngữ tìm kiếm. Chẳng hạn như bài báo với tựa đề “Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của một họ ruồi mới Syrphidae (Diptera)” sẽ được phân loại dưới thuật ngữ “hình thái học/morphology”, “ruồi/fly”, “Syrphidae”, và “Diptera”. Và cũng nên chú ý là việc phân từ khóa còn phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ của người nhập dữ liệu trong thư viện chứ không phải là theo theo ý bạn!
Tựa đề KL thường phải qua nhiều lần chỉnh sửa. Đến khi bảo vệ đề cương, có thể phải sửa lại một lần nữa theo đề nghị của hội đồng phản biện. Với kinh nghiệm bản thân, khi tiêu đề KL của bạn chứa tên khoa học của một loài thì tốt nhất phải chứa đủ 4 thành tố trong tên đó, bao gồm: tên chi, tên loài, tác giả đặt tên loài, năm đặt tên loài. Như thế là đầy đủ nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét