Lê Hữu Quỳnh Anh đã khiến cả hội đồng giám khảo trường ĐH Paris 11 (Pháp) đồng loạt đứng dậy vỗ tay khen ngợi trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ ngày 6.12.2010 và nhất trí cho điểm cao nhất.
Quỳnh Anh nghiên cứu về điều chế và ứng dụng các thiết bị bằng phương pháp điện hóa trong việc chẩn đoán mọi bệnh lý, trong đó có cả bệnh ung thư. Đây là một đề tài rất khó và phức tạp vì phải kết hợp nhiều kiến thức chuyên môn về Hóa, Lý, Sinh học và công nghệ Nano - một trong những lĩnh vực khoa học mới hiện nay. Thế nhưng, Quỳnh Anh đã thuyết phục được hội đồng giám khảo gồm 6 vị giáo sư, tiến sĩ của các trường ĐH nổi tiếng ở Pháp, trong đó có trường ĐH danh giá Paris 11 - nơi giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm giáo sư toán học vào năm 2004 - đạt kết quả “rất xuất sắc” (très honorable). Quỳnh Anh cho biết để đạt mức độ này, luận án phải không có sai sót nào, quá trình bảo vệ cũng không có chi tiết nào thiếu thuyết phục, người bảo vệ giải quyết được mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của hội đồng giám khảo. Và quan trọng nhất là tất cả thành viên hội đồng giám khảo phải cùng thỏa mãn và nhất trí phê duyệt. Đây là điều không phải nghiên cứu sinh nào cũng làm được.
Quỳnh Anh nghiên cứu về điều chế và ứng dụng các thiết bị bằng phương pháp điện hóa trong việc chẩn đoán mọi bệnh lý, trong đó có cả bệnh ung thư. Đây là một đề tài rất khó và phức tạp vì phải kết hợp nhiều kiến thức chuyên môn về Hóa, Lý, Sinh học và công nghệ Nano - một trong những lĩnh vực khoa học mới hiện nay. Thế nhưng, Quỳnh Anh đã thuyết phục được hội đồng giám khảo gồm 6 vị giáo sư, tiến sĩ của các trường ĐH nổi tiếng ở Pháp, trong đó có trường ĐH danh giá Paris 11 - nơi giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm giáo sư toán học vào năm 2004 - đạt kết quả “rất xuất sắc” (très honorable). Quỳnh Anh cho biết để đạt mức độ này, luận án phải không có sai sót nào, quá trình bảo vệ cũng không có chi tiết nào thiếu thuyết phục, người bảo vệ giải quyết được mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của hội đồng giám khảo. Và quan trọng nhất là tất cả thành viên hội đồng giám khảo phải cùng thỏa mãn và nhất trí phê duyệt. Đây là điều không phải nghiên cứu sinh nào cũng làm được.
Quỳnh Anh (đeo kính, giữa) cùng thầy cô, bạn bè sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Pháp - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Lê Hữu Quỳnh Anh sinh năm 1983, từng học khóa song ngữ Việt - Pháp đầu tiên của trường Thực nghiệm sư phạm (TP.HCM). Năm 2001, dù được nhận học bổng du học Pháp tại trường ĐH Nantes, nhưng vì muốn học trường ĐH lớn nên Quỳnh Anh đã thi và giành học bổng vào trường ĐH Paris 11, chuyên ngành Điều chế hóa hữu cơ. Năm 2007, Quỳnh Anh hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiếp tục học tiến sĩ. Trong quá trình học tập, Quỳnh Anh được chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong trường đánh giá cao, mời tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học và hội nghị ở các nước khác. Nhớ lại lúc bảo vệ luận án trước những vị giáo sư uyên bác, Quỳnh Anh kể: “Lúc đó tâm trạng của em thật khó tả, thực sự em cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm hết sức mình có thể. Sau đó vài ngày em mới cảm nhận được thành quả của mình, vừa hãnh diện, vừa nhẹ nhõm vì đã bảo vệ thành công đề tài sau thời gian dài nghiên cứu”.
Dù điều kiện ở nước ngoài thuận lợi cho công tác nghiên cứu giảng dạy, nhưng Quỳnh Anh muốn về Việt Nam sống và được giảng dạy, nghiên cứu ở trường ĐH Bách khoa TP.HCM và trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. “Hoặc sẽ làm việc trong những công ty nước ngoài tại Việt Nam để tăng khả năng thích ứng của bản thân và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm”, Quỳnh Anh chia sẻ.
Dù điều kiện ở nước ngoài thuận lợi cho công tác nghiên cứu giảng dạy, nhưng Quỳnh Anh muốn về Việt Nam sống và được giảng dạy, nghiên cứu ở trường ĐH Bách khoa TP.HCM và trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. “Hoặc sẽ làm việc trong những công ty nước ngoài tại Việt Nam để tăng khả năng thích ứng của bản thân và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm”, Quỳnh Anh chia sẻ.
(Báo Thanh Niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét